Ngày đăng: 09/12/2016,22:42 | Chuyên mục: Trao đổi nghiệp vụ | Lượt xem: 4759


Hướng dẫn làm sổ sách kế toán trên Excel

is naltrexone and naloxone the same thing

naloxone vs naltrexone
Để có thể lên được sổ sách kế toán trên Excel thì các bạn cần phải biết sử dụng các công thức, các hàm ứng dụng trong Excel ví dụ như Vlookup, Sumif, Subtotal...và công cụ quan trong nhất là các mẫu sổ sách kế toán trên Excel.

Trung tâm kế toán An Hiểu Minh đã thiết lập ra một File mẫu sổ sách kế toán trên Excel với đầy đủ các mẫu sổ sách cần thiết và được thiết lập theo hình thức sổ Nhật ký chung.
Các bạn có thể tại về tại đây: Mẫu sổ sách kế toán trên Excel.

( có cả quyết định 48 và quyết định 15).

Và để có thể hạch toán – làm sổ sách kế toán trên Excel bạn cần làm những việc sau:

A. CÁC CÔNG VIỆC ĐẦU NĂM TÀI CHÍNH

I. Chuyển số dư cuối kỳ năm trước sang làm số dư đầu kỳ năm nay:

- Vào số dư đầu kỳ “ bảng cân đối phát sinh tháng “

- Vào số dư dầu kỳ các Sổ chi tiết tài khoản 142, 242, 211, 131, Bảng tổng hợp Nhập Xuất Tồn, và các Sổ khác ( nếu có )

- Chuyển lãi ( lỗ ) năm nay về năm trước ( Căn cứ vào số dư đầu kỳ TK 4212 trên Bảng CĐTK để chuyển ). Việc thực hiện này được định khoản trên Nhật ký chung và chỉ thực hiện 1 lần trong năm, vào thời điểm đầu năm

Ví dụ: - Kết chuyển Lãi Lỗ năm trước sang năm nay( căn cứ vào số dư TK 421 – TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) trên Bảng Cân đối phát sinh Tài khoản của năm trước): đưa ra 2 TH

- TH1: Nếu TK 4212 có số dư bên Nợ: ta xác định rằng Doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước là lỗ. Chúng ta thực hiện bút toán kết chuyển

Nợ TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước

Có TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay

- TH2 Nếu TK 4212 có số dư bên Có: ta xác định rằng Doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước là Lãi. Chúng ta thực hiện bút toán kết chuyển như sau:

Nợ TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay

Có TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước

II - Hạch toán chi phí thuế Môn bài phải nộp trong năm nay:

Đưa ra bút toán: Nợ TK 6422 - CP Quản lý Doanh nghiệp

Có TK 3338 - Các loại thuế khác

Khi nộp thuế Môn bài: Kế toán hạch toán theo 2 TH:

- TH1: Nếu nộp bằng Tiền mặt Việt Nam Đồng – TK 1111

Nợ TK 3338

Có TK 1111

- TH2: Nếu nộp thuế bằng chuyển khoản - Tiền Việt Nam Đồng gửi Ngân hàng – TK 1121

Nợ TK 3338

Có TK 1121

B. CÁC CÔNG VIỆC TRONG THÁNG:

I. Vào các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ trên Nhật Ký Chung.

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán đều hạch toán trên sổ Nhật ký chung sau đó mới đến các sổ chi tiết liên quan. Ví dụ khi đi mua hàng: sau khi chúng ta hạch toán trên sổ Nhật ký chung chúng ta sẽ vào Bảng kê phiếu Nhập kho (nếu hàng đã về) và vào bảng phân bỏ chi phí thu mua (nếu có phát sinh)

Chi tiết cách lên sổ NKC xem tại đây: Cách lập sổ nhật ký chung trên Excel

CHÚ Ý: TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC PHẢI CÓ SỰ ĐỒNG NHẤT VỀ TÀI KHOẢN VÀ ĐỒNG NHẤT VỀ MÃ HÀNG HOÁ, CỤ THỂ:

1/ Trường hợp liên quan đến TK 331, TK 131

a/ Nếu phát sinh thêm Khách hàng hoặc nhà cung cấp mới – Thì phải khai báo chi tiết đối tượng KH hoặc NCC mới bên bảng Danh mục tài khoản và đặt mã Tài khoản ( Mã khách hàng) cho KH/NCC đó, đồng thời định khoản chi tiết bên NKC theo mã TK mới khai báo.

VD: Phải thu của Trung tâm kế toán An Hiểu Minh ( là khách hàng mới ).

Bước 1: Sang DMTK khai chi tiết khách hàng – Trung tâm kế toán An Hiểu Minh với mã Khách hàng là: 1311 hoặc 131AHM ( Khai báo phía dưới Tk 131 ) ( Việc khai báo mã TK như thế nào là tuỳ vào yêu cầu quản trị của bạn )

Việc đặt mã là để chi tiết cho Nhà cung cấp, sao cho dễ nhớ và tuyệt đối không được trùng lặp.

Bước 2: Hạch toán bên NKC theo mã TK ( Mã KH ) đã khai báo cho Trung tâm kế toán An Hiểu Minh là 131AHM

b/ Nếu không phát sinh Khách hàng mới thì khi gặp các nghiệp vụ liên quan đến TK 131 và TK 331, ta quay lại Danh mục TK để lấy Mã Khách hàng đã có và định khoản trên NKC.

2/ Trường hợp phát sinh mới Công cụ dụng cụ hoặc TSCĐ ( tức liên quan đến TK 142, 242, 214 )

- Sau khi định khoản trên NKC phải sang bảng phân bổ 142, 242, 214 để khai báo thêm công cụ dụng cụ hoặc tài sản này vào bảng và tính ra số cần phân bổ trong kỳ hoặc số cần trích khấu hao trong kỳ.

3/ Trường hợp mua hoặc bán hàng hoá:

a/ Trường hợp mua hàng hoá:

- Bước 1: Bên Nhật ký chung không phải khai chi tiết từng mặt hàng mua vào, chỉ hạch toán chung vào TK 156 tổng số tiền ở dòng “ Cồng tiền hàng “ trên hoá đơn mua vào

- Bước 2: Đồng thời về Phiếu nhập kho, khia báo chi tiết từng mặt hàng mua theo hoá đơn vào phiếu nhập kho:

+ Nếu mặt hàng mua vào đã có tên trong Danh mục hàng háo thì quay vê DM hàng hoá để lấy Mã hàng, tên hàng cho hàng hoá đó và thực hiện kê nhập

+ Nếu mặt hàng mùa vào là hàng mới thì phải đặt Mã hàng cho từng mặt hàng trên DMHH sau đó thực hiện kê nhập trên PNK theo mã hàng đã khai báo

- Bước 3: Nếu phát sinh chi phí ( vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho…) cho việc mua hàng thì Đơn giá nhập kho là đơn giá đã bao gồm chi phí. Khi đó phải phân bổ chi phí mau hàng cho từng mặt hàng như sau: ( Có thể lập bảng ính riêng cho việc phân bổ ch phí).

b/ Trường hợp bán hàng hoá:

- Bước 1: Bên Nhật ký chung không phải khai chi tiết từng mặt hàng bán ra, chỉ hạch toán chung vào TK 5111 tổng số tiền ở dòng” CỘng tiền hàng “ trên hoá đơn bán ra.

- Bước 2: Đồng thời về Phiếu Xuất kho, khai báo chi tiết từng mặt hàng bán ra theo Hoá đơn vào Phiếu XK.

+ Để lấy được Mã hàng xuất kho, ta quay về Danh mục hàng hoá để lấy.

edf40wrjww2tblNews:NewsNoiDung7

: justify;text-indent:36.0pt;130%">+ Không hạch toán bút toán Giá vốn hàng bán: Vì CÔng ty áp dụng phương pháp tính gái xuất kho là phương pháp “ Bình quân cuối kỳ “ , nên cuối tháng mới thực hiện bút toán này để tập hợp giá vốn hàng bán trong kỳ.

Chú ý:

- Khi vào bảng kê xuất kho thì chỉ vào số lượng, chưa có đơn giá xuất kho vì đơn giá cuối kỳ mới tính được bên Bảng Nhập Xuất TỒn kho

- Khi tính được Đơn giá bên bảng Nhập – Xuất – Tồn thì sử dụng hàm VLOOKUP tìm đơn giá xuất kho từ bảng Nhập – Xuất – Tồn về PXK

II. Lập phiếu Nhập kho, Xuất kho:

- Vào phiếu Nhập kho ( theo hướng dẫn tại mục 3a ở trên )

- Vào phiếu Xuất kho ( theo hướng dẫn tại mục 3b ở trên )

C. CÁC BÚT TOÁN CUỐI THÁNG

1. Hạch toán các bút toán về tiền lương cuối tháng

2. Trích khấu hao tài sản cố định

3. Phân bổ chi phí trả trướng dài hạn, ngắn hạn ( nếu có)

4. Kết chuyển thuế GTGT

5. Tập hợp giá vốn hàng bán

6. Kết chuyển các khoản doanh thu

7. Kết chuyển chi phí

8. Kết chuyển lãi ( lỗ) trong kỳ

Chi tiết xem tại đây: Hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ.

D. HƯỚNG DẪN LẬP CÁC BẢNG BIỂU CUỐI KỲ:

Cuối tháng kế toán cần làm các bảng sau:

- Lập bảng Tổng hợp phải thu khách hàng- TK 131

- Lập Bảng tổng hợp Phải trả khách hàng – 331

- Lập sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng.

- Lập bảng Cân đối phát sinh.

Chi tiết cách lập các bảng biểu này các bạn xem tại đây: Cách lập các bảng biểu trên Excel.
E. CUỐI NĂM LÀM BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chi tiết: Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính

Có chỗ nào các bạn chưa hiểu thì vào trang fanpage Trung tâm đào tạo Kế toán thực tế chuyên nghiệp An Hiểu Minh và gửi tin nhắn để được giải đáp.

(Kế toán An Hiểu Minh)



* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học: Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 19h 00 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Cơ sở 1: Số nhà 279 đường Nguyễn Tĩnh (qua cơ sở 2 30m rẽ phải)
Cơ sở 2: Số nhà 86 đường Lê Lai (Hướng đi Sầm Sơn qua cầu cốc 100m)
Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Hướng đi Sầm Sơn cách cầu Cốc 100m)

Tel: 0237.3.522.858 - Hotline: 0968.522.858 - 0947.522.858 - 0942.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

Bản đồ chỉ dẫn