Ngày đăng: 13/05/2020,20:46 | Chuyên mục: Trao đổi nghiệp vụ | Lượt xem: 1062


Cách xử lý nhân công trong xây dựng
Sau đây, Trung tâm kế toán An Hiểu Minh xin đưa ra 5 cách xử lý có thể tối thiểu hóa chi phí nhân công trong xây dựng, cụ thể như sau:

  1. Thuê công ty khác làm thầu phụ (có tư cách pháp nhân)

 – Bộ chứng từ bao gồm:

    + Hợp đồng giao thầu

    + Biên bản nghiệm thu khối lượng

    + Biên bản thanh lý hợp đồng

    + Chứng từ thanh toán hợp lệ

    + Hóa đơn giá trị gia tăng

– Cách hạch toán :

   + Ghi nhận chi phí:

            Nợ TK 627/622

                  Có TK 331

   + Khi Thanh toán:

           Nợ TK 331

                 Có TK 111,112

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Công ty không phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

+ Công ty không phải đóng bảo hiểm.

Chi phí lớn (do công ty bên kia sẽ phải nộp thuế GTGT 10%, thuế TNDN 20%).

  1. Khoán cho 1 cá nhân tự tổ chức đội thi công (Là cá nhân kinh doanh)

 – Bộ chứng từ bao gồm:

    + Hợp đồng giao thầu

    + Biên bản nghiệm thu khối lượng

    + Biên bản thanh lý hợp đồng

    + Chứng từ thanh toán hợp lệ

    + Chứng minh nhân dân

    + Hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp

 – Cách hạch toán :

   + Ghi nhận chi phí:

               Nợ TK 627/622

                     Có TK 331

    + Khi thanh toán:

             Nợ TK 331

                    Có TK 111,112

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Không phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

+ Không phải đóng bảo hiểm.

+ Cá nhân phải đăng ký kinh doanh.

+ Cá nhân phải đóng thuế 7% (Trong đó thuế GTGT là 5%, thuế TNCN là 2%).

  1. Khoán cho 1 cá nhân tự tổ chức đội thi công (Không kinh doanh)

 – Bộ chứng từ bao gồm:

    + Hợp đồng giao thầu

    + Biên bản nghiệm thu khối lượng

    + Biên bản thanh lý hợp đồng

    + Chứng từ thanh toán hợp lệ

    + Chứng minh nhân dân

    + Chứng từ khấu trừ thuế TNCN

 – Cách hạch toán:

  + Ghi nhận chi phí:

          Nợ TK 627/622

               Có TK 3388

  + Trích thuế TNCN 10% => Kê khai và nộp thuế TNCN 10% cho mỗi lần thanh toán

         Nợ TK 3388

              Có TK 3335

  + Khi Thanh toán:

         Nợ TK 3388

             Có TK 111,112

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Không phải đóng bảo hiểm.

+ Không phải xuất hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp (Căn cứ Khoản 1, Điều 13, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cấp hóa đơn do Cục

+ Phải đóng thuế TNCN 10%.

+ Phải quyết toán thuế cho cá nhân.

 

  1. Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân (Dưới 1 tháng)

 – Bộ chứng từ bao gồm:

   + Hợp đồng lao động

   + Bảng chấm công

   + Bảng Lương

   + Chứng từ thanh toán hợp lệ

   + Chứng minh nhân dân

   + Chứng từ khấu trừ thuế TNCN ( Nếu Có )

 – Cách hạch toán :

   + Ghi nhận chi phí:

               Nợ TK 622

                     Có TK 334

   + Trích thuế TNCN 10% ( Đối với thu nhập trên 2 triệu đồng/1 tháng) (nếu có):

              Nợ TK 334

                    Có TK 3335

   + Khi Thanh toán:

             Nợ TK 334

                   Có TK 111,112

 Lưu ý: Nếu không muốn trích thuế TNCN 10% thì cá nhân đó phải làm cam kết mẫu 02/CK-TNCN theo thông tư 92/2015/TT-BTC với điều kiện: Chỉ có thu nhập duy nhất tại 1 nơi và có MST cá nhân tại thời điểm cam kết.

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Không phải đóng bảo hiểm.

+ Không phải đóng thuế TNCN nếu thỏa mãn điều kiện trên

.

+ Hợp đồng chỉ ký tối đa được 2 lần trong 1 năm.

+ Phải quyết toán thuế cho cá nhân.

 

  1. Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân (Từ 1 tháng trở lên)

 – Bộ chứng từ bao gồm:

    + Hợp đồng lao động

    + Bảng chấm công

    + Bảng Lương

    + Chứng từ thanh toán hợp lệ

    + Chứng minh nhân dân

 – Cách hạch toán :

   + Ghi nhận chi phí:

           Nợ TK 622

                 Có TK 334

   + Trích bảo hiểm xã hội:

         Nợ TK 622,334

               Có TK 338

  + Trích thuế TNCN 10% (nếu có):

        Nợ TK 334

              Có TK 3335

  + Khi Thanh toán:

        Nợ TK 334

             Có TK 111,112

Ưu điểm

Nhược điểm

Không phải ký hợp đồng nhiều lần.

 + Phải đóng bảo hiểm mức 32% cho công nhân (Doanh nghiệp chịu 21.5%, công nhân chịu 10.5%).

 + Phải quyết toán thuế cho cá nhân.

 + Phải trích thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần.

 

(Kế toán An Hiểu Minh)



* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học: Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 19h 00 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Cơ sở 1: Số nhà 279 đường Nguyễn Tĩnh (qua cơ sở 2 30m rẽ phải)
Cơ sở 2: Số nhà 86 đường Lê Lai (Hướng đi Sầm Sơn qua cầu cốc 100m)
Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Hướng đi Sầm Sơn cách cầu Cốc 100m)

Tel: 0237.3.522.858 - Hotline: 0968.522.858 - 0947.522.858 - 0942.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

Bản đồ chỉ dẫn