Ngày đăng: 18/07/2018,14:53 | Chuyên mục: Trao đổi nghiệp vụ | Lượt xem: 999


Cách tính thuế tncn đối với lao động cư trú trên 3 tháng
Thuế TNCN là gì? Cách tính thuế TNCN như thế nào? Đây là những câu hỏi mà sinh viên kế toán mới ra trường thường xuyên thắc mắc trên các diễn đàn kế toán. Vậy trong bài viết này, kế toán An Hiểu Minh sẽ hướng dẫn các bạn cách tính thuế TNCN đối với lao động cư trú trên 3 tháng.

I. THUẾ TNCN?

     Thuế TNCN là loại thuế trực thu mà cá nhân có thu nhập phải trích nộp một phần từ phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.

II. CÁCH TÍNH THUẾ TNCN

Công thức tính thuế TNCN như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế (1) X Thuế suất (2)

1.Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (1.1) – Các khoản giảm trừ (1.2)
1.1. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế  =   Tổng thu nhập –   Các khoản được miễn thuế   

  • Tổng thu nhập: Là tổng các khoản thu nhập bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công, bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…
  • Các khoản được miễn thuế: 

    + Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vượt quá 730.000 đ/ tháng (Nếu DN tự nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì sẽ được miễn toàn bộ, tức là không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN)

Ví dụ 1: 

      TH1: Công ty An Hiểu Minh chi phụ cấp tiền ăn ca cho nhân viên là 500.000 đ/tháng thì khoản tiền ăn ca 500.000 đ sẽ được miễn thuế

      TH2: Công ty TNHH An Hiểu Minh chi tiền phụ cấp ăn ca cho nhân viên là 800.000 đ/tháng thì khoản tiền được miễn thuế là 730.000 đồng, còn số tiền 800.000 – 730.000 = 70.000 đồng sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế

         + Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000 đ/năm (Nếu bằng hiện vật được miễn toàn bộ).

Ví dụ 2: 

     TH1: Công ty TNHH An Hiểu Minh phát áo đồng phục cho nhân viên thì số tiền may áo đồng phục sẽ được miễn toàn bộ, không tính vào thu nhập chịu thuế của nhân viên.

     TH2: Công ty TNHH An Hiểu Minh chi 6.000.000 đ/năm/người tiền trang phục cho nhân viên thì nhân viên sẽ được miễn 5.000.000 đ/năm/người, còn lại 6.000.000 – 5.000.000 = 1.000.000 đ sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên

     TH3: Công ty TNHH An Hiểu Minh chi 4.000.000 đ/năm/người tiền trang phục cho nhân viên thì khoản tiền 4.000.000 đ sẽ được miễn toàn bộ.

       + Mức khoán chi phụ cấp điện thoại, công tác phí.

Hiện tại, khoản tiền mức khoán chi phụ cấpđiện thoại, công tác phí luật thuế chưa quy định.  Do vậy khoản này được thực hiện theo quy định, quy chế của Công ty.

       + Tiền trả thay thuê nhà không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo)

Ví dụ 3: Bà Tăng Thị Hòa là nhân viên công ty TNHH An Hiểu Minh có tổng thu nhập chịu thuế là 15.000.000. Công ty TNHH An Hiểu Minh hỗ trợ tiền thuê nhà cho bà Tăng Thị Hòa là 5.000.000/tháng.

Vậy thu nhập chịu thuế tối đa là: 15.000.000 x 15% = 2.250.000

=> Thu nhập được miễn thuế là: 5.000.000 – 2.250.000 = 2.750.000

       + Khoản tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường.

Ví dụ 4: Thu nhập của nhân viên công ty TNHH An Hiểu Minh làm giờ hành chính là 20.000 đ/h. Nếu trực ca tối sẽ được tính 40.000 đ/h.

=> Vậy thu nhập được miễn thuế là: 40.000 – 20.000 = 20.000đ/h

       + Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN”.

=>Theo Luật thuế TNDN quy định: Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
– Những khoản phúc lợi khác các bạn tính vào thu nhập chịu thuế TNCN

    1.2. Các khoản giảm trừ

  • Giảm trừ gia cảnh
    – Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
    – Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng (Phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh)
  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc
  • Các khoản đóng góp, từ thiện, nhân đạo, khuyến học
  1. Thuế suất

     Thuế suất thuế TNCN được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại: Phụ lục 01/PL-TNCN theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

Bảng tính thuế thu nhập cá nhân luỹ tiến từng phần
Bảng tính thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần

 Sau đây kế toán An Hiểu Minh xin lấy 1 ví dụ cụ thể để các bạn hình dung rõ hơn về cách tính thuế TNCN:

Ví dụ 5: Bà Tăng Thị Hòa ký hợp đồng lao động 1 năm tại Công ty TNHH An Hiểu Minh. Tháng 7/2018 bà được nhận các khoản thu nhập như sau:

– Lương chính theo tháng: 20.000.000VNĐ

– Tiền thưởng: 3.000.000 VNĐ
– Tiền phụ cấp ăn trưa: 900.000 VNĐ

– Tiền phụ cấp điện thoại: 200.000 VNĐ
– Tiền phụ cấp xăng xe: 500.000 VNĐ
– Các khoản BH phải nộp: 20.000.000 x (8% + 1,5% + 1%) = 2.100.000
– Người phụ thuộc: 1 người

Cách tính thuế TNCN phải nộp tháng 7/2018 của Bà Tăng Thị Hòa như sau: 

Bước 1: Tính thu nhập chịu thuế của bà Hòa:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Tổng thu nhập = 20.000.000 + 3.000.000+ 900.000+500.000 = 24.400.000

Do phụ cấp ăn trưa là 900.000 >730.000

 =>Các khoản được miễn thuế = 730.000
=> Tính thu nhập chịu thuế = 24.400.000 ­– 730.000 = 23.670.000 VNĐ 

Bước 2: Tính các khoản giảm trừ của bà Hòa:

– Bản thân: 9.000.000 VNĐ

– 1 người phụ thuộc: 3.600.000 VNĐ

– Các khoản bảo hiểm: 2.100.000 VNĐ
=> Tổng các khoản giảm trừ = 9.000.000 + 3.600.000 + 2.100.000 = 14.700.000 

Bước 3: Tính thu nhập tính thuế của bà Hòa:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

= 23.670.000 – 14.700.000 = 8.970.000 
=> Thu nhập của bà Hòa thuộc Bậc 2: “ Trên 5tr đến 10trđ”

Bước 4: Tính thuế TNCN của bà Hòa:

Cách 1: Thuế TNCN phải nộp: 250.000+ 10% x (8.970.000 – 5.000.000) = 647.000 VNĐ

Cách 2: Thuế TNCN phải nộp: 10% x 8.970.000 – 250.000 = 647.000 VNĐ

Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể Comment trực tiếp ở phần bình luận bên dưới để được hỗ trợ!

Điện thoại: 02373.722.858 – Fax: 02373.722.858
Hotline: 0968.522.858 (Ms Liên) – 0947.522.858 (Mr Tấn)

BÀI VIẾT KHÁC: CÔNG TY KHÔNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ SAO KHÔNG?


Kế toán An Hiểu Minh – Lấy tâm dựng tầm!

Các bạn tìm hiểu khóa học Kế toán thực tế chuyên sâu có thể tham khảo: Lớp học thực hành Kế toán thuế An Hiểu Minh tại Thanh Hóa.

(Kế toán An Hiểu Minh)



* Chi tiết các khóa học xem tại đây

* Thời gian học: Tất cả các ngày trong tuần Sáng 8h – 11h, Chiều từ 14h – 17h, Tối từ 19h 00 – 21h30

(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ)

* Cam kết: Không giới hạn thời gian học, Học viên học đến khi thành nghề.

* Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ CHUYÊN NGHIỆP AN HIỂU MINH

Cơ sở 1: Số nhà 279 đường Nguyễn Tĩnh (qua cơ sở 2 30m rẽ phải)
Cơ sở 2: Số nhà 86 đường Lê Lai (Hướng đi Sầm Sơn qua cầu cốc 100m)
Phường Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa

(Hướng đi Sầm Sơn cách cầu Cốc 100m)

Tel: 0237.3.522.858 - Hotline: 0968.522.858 - 0947.522.858 - 0942.522.858

Email: lienheanhieuminh@gmail.com

Bản đồ chỉ dẫn